Cách viết cv công nghệ thông tin hay nhất là gì?

Việc viết cv trở nên phổ biến trong thời đại ngày nay ở bất kỳ lĩnh vực nào, kể cả công nghệ thông tin thì bạn cũng cần “sửa soạn” một cv hoàn chỉnh. Việc này khá dễ dàng nếu chúng ta biết cách trình bày như thế nào cho hay.

Cách viết cv công nghệ thông tin ấn tượng nhất khi chúng ta nhấn mạnh những vấn đề liên quan đến chuyên môn công nghệ và chứng minh được thành quả mà mình đạt được. Vậy nên có những thông tin trọng tâm mà mọi người cần lưu ý sau đây.

Phần mở đầu: Thông tin cá nhân

Dĩ nhiên bất kỳ cv nào cũng cần đề cập đến những thông tin cá nhân để người tuyển dụng biết bạn là ai. Trong phần này chúng ta chỉ cần mô tả thông tin chính xác với các nội dung đầy đủ như: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại, website/Linkedin(Có người sử dụng link facebook), ảnh đại diện(Ảnh rõ mặt và tươi tắn).

Trong ngành công nghệ thông tin khá đa dạng về vị trí việc làm nên bạn hãy xem thật kỹ trong tin tuyển dụng vì đây sẽ là tiêu đề của cv và thậm chí họ còn yêu cầu bạn phải ghi rõ vị trí ứng tuyển trên mail. Đừng làm nhà tuyển dụng khó chịu nếu như bạn viết sai vị trí ứng tuyển và đây sẽ là lỗi có thể khiến chúng ta bị loại.

Tiếp đến là phần thông tin cá nhân thể hiện trình độ học vấn, chuyên môn bao gồm các thông tin cơ bản sau: Tên trường, chuyên ngành đào tạo, thời gian đào tạo, xếp loại, các khóa học liên quan nếu có…

Phần nội dung: Mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm và kỹ năng

Mục tiêu nghề nghiệp: Để viết mục tiêu nghề nghiệp đánh trúng trọng tâm thì bạn cần xem phần yêu cầu và mô tả công việc trên thông tin tuyển dụng. Đồng thời hãy xem sơ lược mục tiêu phát triển của công ty để tạo ra một hướng đi chung phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Trình bày ngắn gọn, súc tích những kinh nghiệm và kỹ năng có ở hiện tại và những mong muốn đạt được trong tương lai.

Kinh nghiệm làm việc: Cách viết cv công nghệ thông tin ở phần kinh nghiệmphải thật thu hút. Bởi đây sẽ là một trong các tiêu chí tiên quyết để đưa ra quyết định có nên lựa chọn bạn. Thế nên, hãy liệt kê những thông tin quan trọng như: Tên công ty, vị trí làm việc, nhiệm vụ chính, thời gian đảm nhận, các dự án tham gia(Tên dự án, tóm tắt việc thực hiện, vai trò trong dự án, thành quả đạt được, công nghệ sử dụng, các dẫn chứng để chứng minh).

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì hãy nêu những kỹ năng, kinh nghiệm từ các buổi thực tập tại trường và các dự án thực hiện trong các môn học. Hãy dẫn chứng những thành quả hoạt động này bằng cách dẫn nhà tuyển dụng đến đường link cá nhân của bạn.

Kỹ năng: Hãy đảm bảo những kỹ năng mà bạn có đáp ứng được yêu cầu công việc và thuyết phục được nhà tuyển dụng chọn bạn. Trong số đó phải đề cập đến kỹ năng chuyên môn như: Ngôn ngữ lập trình(Kể tên), cơ sở dữ liệu(Kể tên), Các công cụ lập trình(Kể tên), các phần mềm, các cấu trúc và giải thuật liên quan… Các kỹ năng mềm giúp làm việc hiệu quả như: Khả năng làm việc nhóm, khả năng trình bày tốt, khả năng đọc hiểu và nghiên cứu tài liệu tiếng Anh chuyên ngành.

Ngoài ra, nếu có những giải thưởng hãy trình bày để tạo điểm nhấn khác biệt. Trong đó, nêu rõ sự kiện tham gia, mốc thời gian đạt giải, thứ hạng…

Phần cuối: Các thông tin liên quan

Hãy để nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn bằng những thông tin tăng điểm cộng như sau:

Hoạt động ngoại khóa: Một nhân viên năng nổ, nhiệt tình tham gia các hoạt động ngoại khóa sẽ chiếm được cảm tình của bất kỳ nhà tuyển dụng nào. Vì thế, bạn nên nêu những hoạt động tham gia như: Tình nguyện, các câu lạc bộ ngoại khóa, ngôn ngữ lập trình, hoặc đơn giản là tham gia các nhóm kín trên facebook để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau…

Sở thích cá nhân: Phần này cũng khá đơn giản, mọi người có thể  thoải mái thể hiện cá tính của mình qua các sở thích cá nhân. Nhưng sẽ càng tốt hơn nếu những sở thích này có liên quan đến công nghệ thông tin.

Thông tin người tham chiếu: Nếu có thể hãy thêm mục này bởi những ý kiến của người dẫn dắt(Thầy, cô, người quản lý cũ) giúp tăng độ tin cậy nhiều hơn.

Thế là bạn đã biết cách viết cv công nghệ thông tin bằng những tài liệu tham khảo đáng giá được nêu trên. Ngoài ra, chúng ta có thể tìm hiểu những cách trình bày khác để kết hợp cho phần viết cv thêm hoàn hảo.

Các Ngành Nghề Cần Thiết Hiện Nay

Sự bùng nổ của thời đại công nghệ đã tạo ra những bước phát triển mới, những đột phá thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế trong nước và thế giới. Và trong cơ cấu kinh tế đó, một số ngành nghề lâu đời, không còn phù hợp phải nhường chỗ cho sự hưng thịnh của những ngành mới, mang lại hiệu quả cao và dần trở nên quan trọng, khó có thể thay thế. Vậy thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề các ngành nghề cần thiết hiện nay.

Dưới đây là những ngành nghề cần thiết hiện nay và nhu cầu nguồn nhân lực này càng tăng cao.

  1. Ngành công nghệ thông tin

Cùng với sự bùng nổ của mạng xã hội thì nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin luôn được săn đón trong các công ty Việt Nam và cả nước ngoài. Hiện nay, với cơn sốt Cách mạng 4.0 đang làm mưa làm gió cùng với sự bùng nổ của mạng xã hội trên toàn thế giới, các thiết bị điện tử ngày càng phổ biến và việc phát triển trí tuệ nhân tạo, big data, thì nhu cầu cho ngành này càng trở nên nhiều hơn nữa, vì thế có thể nói công nghệ thông tin là một ngành nghề đang thu hút nhiều sự quan tâm và vô cùng quan trọng.

Ngành Marketing

Marketing đóng vai trò thiết yếu, chi phối hoạt động kinh doanh của hầu hết mọi doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động bán hàng. Nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng và yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, giá cá… cũng ngày càng cao hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp muốn bán được nhiều hàng hóa và sản phẩm, có thể cạnh tranh với nhiều đối thủ thì cách thức mà các nhà đầu tư đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng là vô cùng quan trọng. Vì vậy yêu cầu về một đội ngũ chuyên tiếp xúc với khách hàng để nắm bắt tâm lý và thỏa mãn nhu cầu khách hàng, đồng thời có những sáng tạo để tiêu thụ được một số lượng sản phẩm tối đa là hết sức cần thiết. Qua đó, có thể thấy được marketing đang dần trở thành một ngành phổ biến, quan trọng hiện nay.

  • Ngành xây dựng

Nền kinh tế Việt Nam được xem là triển vọng, và một trong những điểm nhấn tạo nên hứa hẹn tăng trưởng cho đất nước đó là ngành xây dựng. Đầu tư cơ sở hạ tầng là việc làm bức thiết và được chú trọng hàng đầu hiện nay. Do đó dễ dàng nhận thấy, ở nước ta những công trình kiến trúc mang tầm cỡ quốc tế ra đời ngày càng nhiều. Nhà nước rất chú trọng đến hệ thống giao thông, cầu đường nên các công trình đường bộ, đường sắt, công trình công cộng đã và đang được đầu tư xây dựng. Các tòa nhà cao tầng, nhà ở cho đến căn hộ,…cũng ngày một nhiều hơn. Điều này dẫn đến nhu cầu tìm kỹ sư xây dựng, kỹ sư công trình, kiến trúc sư của các công ty, nhà thầu cũng tăng lên, và nó đồng nghĩa với việc ngành xây dựng là vô cùng cần thiết bởi nó ảnh hưởng đến bộ mặt, mỹ quan và đồng thời nói lên sự phát triển của đất nước.

  • Ngành du lịch, quản lý khách sạn

Du lịch đóng vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.Việt Nam ta tự hào vì là một đất nước có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú với nhiều phong cảnh, di tích đẹp, hoang sơ và hùng vĩ đang thu hút nhiều khách du lịch cả trong và ngoài nước. Chính vì thế đã tạo điều kiện cho thị trường du lịch, khách sạn nhà hàng ở nước ta phát triển một cách mạnh mẽ và nóng hơn bao giờ hết. Đặc biệt, vì ngành du lịch, khách sạn vừa mang lại lợi nhuận cho nền kinh tế đất nước, vừa thỏa mãn đời sống tinh thần, đam mê khám phá của con người nên ngành đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong một môi trường đẳng cấp chuyên nghiệp, không gian sang trọng, văn minh, giao tiếp rộng để có thể phục vụ khách hàng một cách chu đáo nhất. Vì vậy, ngành du lịch, quản lý khách sạn phải đươc ghi tên là một trong những ngành không thể thiếu hiện nay mà còn tạo ra tiếng tăm cho đất nước với bạn bè quốc tế.

Trên đây là các ngành nghề cần thiết hiện nay và nếu bạn đang tìm kiếm một ngành nghề mà cơ hội việc làm cao thì đó sẽ là những lựa chọn phù hợp. Hãy bắt đầu thử sức mình nếu bạn đã tìm được cho mình một ngành nghề phù hợp để theo đuổi.

Telemarketing là Gì? Kinh nghiệm Làm Telemarketing Thành Công

Hiện nay, thuật ngữ telemarketing đang dần trở nên quen thuộc trong các doang nghiệp vì nó liên quan đến hoạt động bán hàng. Thế nên nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về telemarrketing là gì? và những công việc cụ thể của nhân viên telemarketing thì bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

  1. Khái niệm

Telemarketing đơn giản làmột dịch vụ tạo ra sự quan tâm, cung cấp thông tin, tạo cơ hội bằng việc đặt lịch hẹn, tận dụng phản hồi của khách hàng từ đó tạo ra nguồn khách hàng tiềm năng qua điện thoại. Nói rõ hơn thì telemarketing hay còn được mọi người biết tới là tiếp thị qua điện thoại không giới hạn ở việc liên hệ với khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng. Telemarketing có cách tiếp cận nhắm được nhiều mục tiêu hơn, tiếp cận với các khách hàng đã được xác định là khách hàng tiềm năng. Từ đó tạo được điều kiện thuận lợi nhất cho bộ phận bán hàng có được doanh số cao.

  • Kinh nghiệm khi làm telemarketing

Lịch sự và chuyên nghiệp:

Quả thật khi làm bất kỳ công việc gì thì ai cũng đánh giá cao hai yếu tố này và ai cũng muốn bản thân trở thành mẫu hình như vậy. Thế nhưng, có một sự thật là khi làm công việc telemarketing thì để một telemarketer giữ vững thái độ ấy trong công việc là rất khó và để làm được nó cần có rất nhiều sự cố gắng. Khi tiếp thị qua điện thoại, bạn sẽ gặp phải nhiều loại khách hàng khác nhau cùng nhiều thái độ khác nhau. Và đa số tình huống bạn găp sẽ là những phản hồi không tích cực và thái độ khó chịu, không hài lòng từ phía khách hàng, nếu bạn lần đầu làm công việc này hoặc vẫn chưa quen với những thái độ gay gắt của khách hàng thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy chán nản, mệt mỏi, muốn từ bỏ và bạn làm việc chỉ là đang cố gắng hoàn thành cho xong nhiệm vụ. Vì vậy, càng trở nên lịch sự và chuyên nghiệp bao nhiêu, bạn sẽ càng đỡ tốn thời gian gọi những cuộc điện thoại mà bạn biết sẽ không thành công và dễ tạo tâm trạng không tốt khi làm việc, vừa đảm bảo khách hàng không gửi phản hồi không tốt về phía công ty.

Sử dụng một kịch bản mà bạn tự tin nhất:

Trong một ngày số lượng cuộc gọi bạn sẽ phải thực hiện có thể sẽ lên tới hàng trăm cuộc gọi, và nếu mỗi cuộc gọi là một kịch bản khác nhau thì nó sẽ gây khó khăn cho chính bạn vì bạn phải nghĩ ra quá nhiều cách giới thiệu mà hiệu quả lại còn thấp vì bạn sẽ dễ bị lúng túng, quên bài, chưa kể điều này là không cần thiết vì các khách hàng không có mối liên hệ gì với nhau cả và họ sẽ không biết được bạn cũng đã tư vấn như vậy với những người khác. Vì vậy, điều quan trọng không phải là bạn thuộc bao nhiêu kịch bản, miễn sao bạn đảm bảo cuộc gọi tự nhiên và khách hàng cảm thấy hài lòng thì chỉ cần bạn bỏ túi cho mình một kịch bản tự tin, tâm đắc và nói lưu loát nhất là quá đủ.

Phải nắm rất rõ về sản phẩm hay dịch vụ của công ty:

Nếu bạn gọi điện để giới thiệu đến cho khách hàng về một sản phẩm hay dịch vụ của công ty nhưng bạn chưa biết rõ về chúng, chưa từng trải nghiệm thì tỷ lệ thành công của bạn sẽ giảm. Vì bạn sẽ rất khó trả lời hay xử lý những câu hỏi từ khách hàng nếu câu hỏi đó không có trong kịch bản chuẩn bị sẵn. Một khả năng khác đó chính là khách hàng sẽ không thấy được sự tin tưởng hay điểm thú vị từ sản phẩm bạn giới thiệu mà chỉ đơn thuần là nghe cho biết, hoặc là họ sẽ cảm giác cuộc gọi này là phiền toái và từ chối tiếp tục nghe bạn nói.

Mọi người thường nghĩ làm công việc này khá đơn giản, và đôi khi chỉ cần hiểu Telemarketing là gì là sẽ nắm được hết. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể tồn tại trong lĩnh vực tiếp thị qua điện thoại và thành công. Qua bài viết trên đây thì bạn đã hiểu phần nào là tại sao lại như vậy. Nhưng nếu bạn có đam mê và muốn thử sức mình trong công việc telemarketing để rèn luyện thêm những kỹ năng mới thì đừng ngần ngại, chúc bạn sẽ đạt được thành công!