Telemarketing là Gì? Kinh nghiệm Làm Telemarketing Thành Công

Hiện nay, thuật ngữ telemarketing đang dần trở nên quen thuộc trong các doang nghiệp vì nó liên quan đến hoạt động bán hàng. Thế nên nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về telemarrketing là gì? và những công việc cụ thể của nhân viên telemarketing thì bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

  1. Khái niệm

Telemarketing đơn giản làmột dịch vụ tạo ra sự quan tâm, cung cấp thông tin, tạo cơ hội bằng việc đặt lịch hẹn, tận dụng phản hồi của khách hàng từ đó tạo ra nguồn khách hàng tiềm năng qua điện thoại. Nói rõ hơn thì telemarketing hay còn được mọi người biết tới là tiếp thị qua điện thoại không giới hạn ở việc liên hệ với khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng. Telemarketing có cách tiếp cận nhắm được nhiều mục tiêu hơn, tiếp cận với các khách hàng đã được xác định là khách hàng tiềm năng. Từ đó tạo được điều kiện thuận lợi nhất cho bộ phận bán hàng có được doanh số cao.

  • Kinh nghiệm khi làm telemarketing

Lịch sự và chuyên nghiệp:

Quả thật khi làm bất kỳ công việc gì thì ai cũng đánh giá cao hai yếu tố này và ai cũng muốn bản thân trở thành mẫu hình như vậy. Thế nhưng, có một sự thật là khi làm công việc telemarketing thì để một telemarketer giữ vững thái độ ấy trong công việc là rất khó và để làm được nó cần có rất nhiều sự cố gắng. Khi tiếp thị qua điện thoại, bạn sẽ gặp phải nhiều loại khách hàng khác nhau cùng nhiều thái độ khác nhau. Và đa số tình huống bạn găp sẽ là những phản hồi không tích cực và thái độ khó chịu, không hài lòng từ phía khách hàng, nếu bạn lần đầu làm công việc này hoặc vẫn chưa quen với những thái độ gay gắt của khách hàng thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy chán nản, mệt mỏi, muốn từ bỏ và bạn làm việc chỉ là đang cố gắng hoàn thành cho xong nhiệm vụ. Vì vậy, càng trở nên lịch sự và chuyên nghiệp bao nhiêu, bạn sẽ càng đỡ tốn thời gian gọi những cuộc điện thoại mà bạn biết sẽ không thành công và dễ tạo tâm trạng không tốt khi làm việc, vừa đảm bảo khách hàng không gửi phản hồi không tốt về phía công ty.

Sử dụng một kịch bản mà bạn tự tin nhất:

Trong một ngày số lượng cuộc gọi bạn sẽ phải thực hiện có thể sẽ lên tới hàng trăm cuộc gọi, và nếu mỗi cuộc gọi là một kịch bản khác nhau thì nó sẽ gây khó khăn cho chính bạn vì bạn phải nghĩ ra quá nhiều cách giới thiệu mà hiệu quả lại còn thấp vì bạn sẽ dễ bị lúng túng, quên bài, chưa kể điều này là không cần thiết vì các khách hàng không có mối liên hệ gì với nhau cả và họ sẽ không biết được bạn cũng đã tư vấn như vậy với những người khác. Vì vậy, điều quan trọng không phải là bạn thuộc bao nhiêu kịch bản, miễn sao bạn đảm bảo cuộc gọi tự nhiên và khách hàng cảm thấy hài lòng thì chỉ cần bạn bỏ túi cho mình một kịch bản tự tin, tâm đắc và nói lưu loát nhất là quá đủ.

Phải nắm rất rõ về sản phẩm hay dịch vụ của công ty:

Nếu bạn gọi điện để giới thiệu đến cho khách hàng về một sản phẩm hay dịch vụ của công ty nhưng bạn chưa biết rõ về chúng, chưa từng trải nghiệm thì tỷ lệ thành công của bạn sẽ giảm. Vì bạn sẽ rất khó trả lời hay xử lý những câu hỏi từ khách hàng nếu câu hỏi đó không có trong kịch bản chuẩn bị sẵn. Một khả năng khác đó chính là khách hàng sẽ không thấy được sự tin tưởng hay điểm thú vị từ sản phẩm bạn giới thiệu mà chỉ đơn thuần là nghe cho biết, hoặc là họ sẽ cảm giác cuộc gọi này là phiền toái và từ chối tiếp tục nghe bạn nói.

Mọi người thường nghĩ làm công việc này khá đơn giản, và đôi khi chỉ cần hiểu Telemarketing là gì là sẽ nắm được hết. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể tồn tại trong lĩnh vực tiếp thị qua điện thoại và thành công. Qua bài viết trên đây thì bạn đã hiểu phần nào là tại sao lại như vậy. Nhưng nếu bạn có đam mê và muốn thử sức mình trong công việc telemarketing để rèn luyện thêm những kỹ năng mới thì đừng ngần ngại, chúc bạn sẽ đạt được thành công!