Storytelling Là Gì? Cách Viết Content Storytelling

Tất cả các công ty khi thành lập đều muốn hoạt động kinh doanh trở nên suôn sẻ, thuận lợi, được khách hàng tin tưởng và hài lòng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Để có được điều đó thì điều mà các chủ doanh nghiệp cần làm trước tiên là đưa sản phẩm, dịch vụ của mình tiếp cận được đến khách hàng. Marketing là bộ phận thực hiện nhiệm vụ quảng bá, tỏa sáng thương hiệu thông qua một số phương pháp, trong đó có storytelling. Vậy các bạn đã biết storytelling là gì chưa? Hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

  1. Khái niệm

Storytelling là một phương pháp trong marketing được thực hiện thông qua việc xây dựng, lan tỏa câu chuyện về thương hiệu, sản phẩm, hay tên tuổi của hãng. Storytelling là một trong những cách giúp phát triển thương hiệu của bạn thông qua câu chuyện và những nhận xét, phản hồi về câu chuyện đó. Một thương hiệu mạnh phải xây dựng được những giá trị cụ thể, phải có được sự phản hồi, liên kết chặt chẽ với khách hàng. Nắm được cảm xúc của người tiêu dùng là điều cần thiết đối với một thương hiệu lớn. Marketing có thể tạo cảm hứng và tạo điều kiện cho nhóm khách hàng tiềm năng hiểu được những giá trị của thương hiệu mà một marketer muốn gửi gắm.

Để nội dung được truyền tải có hiệu quả, nó cần được cụ thể hóa cho từng cá nhân, truyền đạt cho từng mục tiêu với nhu cầu mua sắm riêng. Từ sự phối hợp chặt chẽ giữa nội dung và cách thức, những nguồn cảm hứng cũng như thông điệp được lan tỏa tới khách hàng để họ có sự tương tác, quan tâm và hiểu rõ hơn về sản phẩm.

  • Viết content storytelling như thế nào?
    • Xác định góc nhìn của bạn

Ở bất kì một thể loại chuyện nào đều cần có nhân vật chính, nhân vật phụ, cốt lõi sự việc chính là những việc cần làm để tạo ra một câu chuyện hoàn chỉnh. Hãy xác định được rằng đâu là nhân vật chính và những sự việc xoay quanh đó. Ở đây sản phẩm, dịch vụ là nhân vật chính từ đó nảy sinh các ý tưởng và khiển khai thực hiện một cách chuyên nghiệp, độc đáo. Và nếu nhìn theo góc độ khách hàng thì câu chuyện bạn vẽ ra có đang đúng với mục tiêu, với những gì họ hướng tới chưa? Ngoài ra bạn cần tìm hiểu được tâm tư, nguyện vọng của khách hàng để từ đó tạo ra được những câu chuyện hiệu quả, chạm đến người nghe.

Một storytelling được đánh giá là thành công là khi khách hàng thấy mình đang hiện diện trong đó.

  • Phác thảo cốt truyện

Cần vẽ ra một cốt truyện dễ hiểu nhất, mang tính tổng quát, có thể tóm tắt được toàn bộ câu chuyện. Đặc biệt, câu chuyện của bạn cần phải có brand promise và brand benefit. Những yếu tố này là cần thiết trong việc tạo ra niềm tin cho khách hàng, giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu của công ty, góp phần tăng thêm giá trị cho thương hiệu.

  • Nghĩ đến những điều sâu xa hơn

Khi đã có được câu chuyện tổng quát thì tiếp theo bạn nên xem xét các tình tiết cụ thể, cách kể chuyện như thế nào, dưới hình thức nào cho hợp lý và qua các kênh nào. Bạn cũng có thể mở rộng quy mô thông qua các trang mạng xã hội vì đây là những phương tiện gián tiếp giúp câu chuyện lan tỏa tới khách hàng nhanh nhất.

Câu chuyện bạn kể cần có tần suất phủ sóng nhiều nhất có thể bằng việc các phân khúc chính của truyện nên được xuất hiện trên quảng cáo, Twitter,…, làm sao cho khách hàng có thể sẵn lòng chia sẻ câu chuyện của bạn tới mọi người.

  • Những phương pháp Storytelling hiệu quả
    • Trao dồi vốn từ vựng

Tùy theo lứa tuổi, giới tính, văn hóa,…của đối tượng khách hàng hướng tới mà dùng các từ ngữ sao cho phù hợp. Cần phổ thông hóa các từ ngữ khoa học, chuyên ngành,..nếu bạn quá lạm dụng thì vô tình trở thành gây hại vì một số khách hàng sẽ không hiểu bạn đang nói tới vấn đề gì. Cần xem xét văn hóa của một nước khi bạn muốn đưa thông điệp gì đó vào trong các quốc gia ấy, với một số quốc gia có tín ngưỡng cao thì bạn cần lưu ý cách dùng từ ngữ, màu sắc, hình ảnh,…vào trong câu chuyện.

  • Ghép nối câu chuyện của bạn với một vật cụ thể để ghi nhớ

Thông thường một vật gì đó có thực sẽ tạo ra sự ghi nhớ lâu dài đối với câu chuyện bạn kể. Bảng đồ, bảng phân tích, báo cáo, hay bất cứ cái gì chân thực sẽ mang tới cho khách hàng một cái nhìn hữu hình hơn. Ví dụ: Một bảng đánh giá, khảo sát khách hàng của công ty đi kèm với câu chuyện bạn kể sẽ giúp câu chuyện trở nên chân thực, tạo dựng được lòng tin từ khách hàng của bạn hơn.

Storytelling đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong hệ thống marketing. Hy vọng bài biết trên có thể giúp bạn hiểu sâu hơn về storytelling là gì từ đó biết cách áp dụng chúng vào trong công việc của mình, tạo nên những câu chuyện thật ấn tượng và đi vào lòng người bạn nhé!